SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HOUSE OF BRAND VÀ BRANDED HOUSE

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HOUSE OF BRAND VÀ BRANDED HOUSE

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HOUSE OF BRAND VÀ BRANDED HOUSE

Việc xác định và xây dựng mô hình kiến trúc thương hiệu giúp doanh nghiệp định hình được cách thức đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả nhất và định hình con đường phát triển thương hiệu trong tương lai. Với hai mô hình House of Brand và Branded House, đâu là chiến lược marketing phù hợp với định hướng doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng NewLife Media tìm hiểu về sự khác biệt của hai mô hình này để những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

1. House of Brand

House of Brand là một tập hợp nhiều thương hiệu độc lập, khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Các thương hiệu trong mô hình này có thể không có bất kỳ điểm chung nào (thiết kế, hình ảnh, chủng loại) hoặc có sự tương đồng nhất định về tập khách hàng. Mô hình House of Brand sử dụng cả chiến lược kiến trúc thương hiệu sản phẩm lẫn chiến lược kiến trúc thương hiệu theo nhóm mục tiêu và cả chiến lược kết hợp giữa sản phẩm với nhóm mục tiêu. 

Lợi thế của House of Brand là từng thương hiệu sẽ dành cho các tập khách hàng khác nhau và khiến họ cảm thấy “thương hiệu đó chỉ phù hợp với mình". Ngoài ra, nếu có rủi ro xảy ra thì chỉ thương hiệu đó phải chịu tác động, còn các thương hiệu khác trong tổ chức vẫn an toàn. Điểm bất lợi lớn là càng nhiều thương hiệu thì càng đòi hỏi ngân sách xây dựng và phát triển lớn cùng các chi phí quảng cáo, marketing tốn kém.

Các doanh nghiệp sử dụng House of Brand trong các trường hợp:

  • Đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu, từng thị trường với nhân khẩu học đa dạng.

  • Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thay đổi của khách hàng, phù hợp với các ngành hàng tiêu dùng nhanh.

  • Lĩnh vực kinh doanh của tổ chức trải rộng trong nhiều ngành nghề khác nhau không có tính liên kết hoặc xung đột lẫn nhau.

  • Mong muốn khai thác nhiều tập khách hàng khác nhau với những nhu cầu hoàn toàn đối lập. 

  • Sát nhập, mua lại các thương hiệu khác vẫn còn tiềm năng phát triển.

Ví dụ trong danh mục của Procter & Gamble: Thương hiệu Tide chuyên về giặt tẩy với lợi ích chính là làm trắng; Ariel cũng là giặt tẩy nhưng thương hiệu cao cấp hơn với mục đích làm sạch, ngoài ra còn có thương hiệu Cascade chuyên về rửa chén đĩa, ly tách, Olay chuyên về chăm sóc da, Pamper dành cho trẻ em, Pantene là dầu gội với tính năng điều trị cho tóc,… Tất cả các thương hiệu này tách biệt nhau 1 cách tuyệt đối.

Mô hình House of Brand của P&G

2. Branded House

Branded House là sự kết nối các thương hiệu con trong cùng một thương hiệu mẹ đều có chung một sứ mệnh (mục tiêu, lĩnh vực hoạt động, lợi ích), tầm nhìn, giá trị cốt lõi và các hệ giá trị khác. Mô hình này giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu vô cùng bền vững và tăng khả năng nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Lợi thế của Branded House giúp tiết kiệm chi phí sales và marketing một cách đáng kể. Chỉ cần đầu tư phát triển một thương hiệu mạnh nhất là có thể tạo ra "Halo Effect" đến các thương hiệu còn lại trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình có nhược điểm là nếu một sub-brands hoạt động không thành công, nó có thể ảnh hưởng tới thương hiệu chính của doanh nghiệp.

Các trường hợp sử dụng Branded House:

  • Thương hiệu mạnh, các sản phẩm mở rộng cùng chung một danh mục và đi theo tầm nhìn, định vị thương hiệu của thương hiệu chính. 

  • Tiết kiệm chi phí truyền thông và gia tăng hiệu quả nhận biết thương hiệu.

  • Tận dụng sức mạnh và niềm tin thương hiệu đã được nhận biết hoặc được đông đảo công chúng, khách hàng thừa nhận, khai thác triệt để các tập khách hàng.

  • Các ngành đòi hỏi sự đầu tư cơ sở hạ tầng, rào cản ra nhập thị trường lớn, các doanh nghiệp B2B kinh doanh dịch vụ như các hãng ô tô, các khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không, ngân hàng, các doanh nghiệp vận tải, khai khoáng, xây dựng…

Ví dụ với tập đoàn Vingroup gồm các thương hiệu con như Vinpearl, Vinhomes, Vinmec,... đều là những sub-brands phát triển đa ngành với nhận diện đều kết nối với tập đoàn. Từng thương hiệu phục vụ cho tập khách hàng riêng biệt nhưng xét về tính cách, tài sản thương hiệu thì thường vẫn thừa hưởng từ thương hiệu mạnh nhất.

   Mô hình Branded House của Vingroup

Trên đây là sự khác biệt giữa House of Brand và Branded House, hi vọng rằng những kiến thức Newlife Media chia sẻ sẽ là hành trang giúp các doanh nghiệp định hình hệ thống cấu trúc thương hiệu, định hướng phát triển thương hiệu và tìm ra con đường đúng đắn phù hợp với thời đại mới.

Nguồn: Newlife Media tổng hợp

Messenger